Chức năng, nhiệm vụ Phòng Quản lý chất thải công nghiệp và nguy hại

Chức năng nhiệm vụ 23/02/2023

Chức năng, nhiệm vụ Phòng Quản lý chất thải công nghiệp và nguy hại

I. Vị trí và chức năng
    Phòng quản lý chất thải công nghiệp và nguy hại là tổ chức trực thuộc Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường ( sau đây viết tắt là Cục), có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (sau đây gọi là Cục trưởng) thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; cấp giấy phép môi trường cho các dự án, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi cả nước và các dự án, cơ sở khác trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông và Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Thành Phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Hồ Chí Minh sau gọi là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, miền Nam (trừ dự án, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu và phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng).


II. Nhiệm vụ và quyền hạn
1.    Xây dựng và trình Cục trưởng:
a)    Dự thảo cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình, đề án, dự án liên tỉnh, vùng và quốc gia về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường;
b)    Dự thảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước thải, khí thải, chất thải nguy hại, đồng xử lý chất thải, thiết bị xử lý, tái chết chất thải, lò đốt chất thải công nghiệp và ngại;
c)    Hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định pháp luật và phân công của Cục trường.
2.    Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn; hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chương trình, đề án, dự án, chuyên môn, nghiệp vụ về chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường theo phân công của Cục trưởng.
3.    Hướng dẫn công tác kiếm soát các nguồn thải, nguồn gây ô nhiễm đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền của Cục theo phân công của Cục trường.
4.    Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong quản lý chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường và các nội dung khác theo phân công của Cục trưởng.