Tập trung xử lý dứt điểm các điểm nóng ô nhiễm môi trường

Kiểm soát nguồn ô nhiễm 20/02/2023

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Chiều 5/5, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp Tổng cục Môi trường báo cáo kế hoạch xử lý các điểm nóng ô nhiễm môi trường. Báo cáo tại cuộc họp, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, từ năm 2017 đến nay, Tổng cục đã tập trung đẩy mạnh công tác giám sát các dự án, nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tích cực, chủ động, khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các hoạt động kiểm tra, khắc phục, xử lý kịp thời các điểm nóng về môi trường, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng, dư luận. Tổng cục đã triển khai giám sát chặt chẽ theo 3 khu vực miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên, miền Nam, giúp công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả cao, phân loại danh sách các nguồn thải nhằm thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý, ứng phó phù hợp. Trong giai đoạn 2011-2020, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương để triển khai 3 Đề án bảo vệ môi trường các lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai, đạt được một số kết quả. Đối với các lưu vực sông lớn khác như Hồng - Thái Bình và Mã - Chu, Cả - La, Vu Gia -Thu Bồn và Mê Công, kết quả quan trắc năm 2021 cho thấy, đa phần chất lượng duy trì ở mức tốt đến rất tốt. Nhiều sông, đoạn sông, nước sông sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và các mục đích tương đương khác. ​

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

 

Chiều 5/5, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp Tổng cục Môi trường báo cáo kế hoạch xử lý các điểm nóng ô nhiễm môi trường.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, từ năm 2017 đến nay, Tổng cục đã tập trung đẩy mạnh công tác giám sát các dự án, nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tích cực, chủ động, khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các hoạt động kiểm tra, khắc phục, xử lý kịp thời các điểm nóng về môi trường, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng, dư luận. Tổng cục đã triển khai giám sát chặt chẽ theo 3 khu vực miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên, miền Nam, giúp công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời và đạt hiệu quả cao, phân loại danh sách các nguồn thải nhằm thực hiện các biện pháp kiểm soát, quản lý, ứng phó phù hợp.

Trong giai đoạn 2011-2020, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương để triển khai 3 Đề án bảo vệ môi trường các lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai, đạt được một số kết quả. Đối với các lưu vực sông lớn khác như Hồng - Thái Bình và Mã - Chu, Cả - La, Vu Gia -Thu Bồn và Mê Công, kết quả quan trắc năm 2021 cho thấy, đa phần chất lượng duy trì ở mức tốt đến rất tốt. Nhiều sông, đoạn sông, nước sông sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và các mục đích tương đương khác.

 ​

Toàn cảnh cuộc họp


Về kế hoạch xử lý dứt điểm các điểm nóng ô nhiễm môi trường trong thời gian tới, ông Hoàng Văn Thức cho biết, Tổng cục Môi trường sẽ tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động giám sát về môi trường đối với các cơ sở, dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đảm bảo các dự án vận hành, hoạt động an toàn về môi trường. Năm 2022, Tổng cục Môi trường sẽ thực hiện các hoạt động giám sát về môi trường theo kế hoạch được duyệt dự kiến là 2 đợt/năm, chưa bao gồm các đợt giám sát đột xuất khác. Trong đó, đợt 1 Tổng cục sẽ giám sát việc khắc phục các tồn tại, hạn chế và việc phòng ngừa nguy cơ gây ra sự cố môi trường đã nêu ra trong năm 2021, đồng thời yêu cầu Nhà máy thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường khác phù hợp với quy định và thực tế phát sinh tại thời điểm giám sát. Đợt 2 Tổng cục sẽ thực hiện giám sát các yêu cầu đã nêu ra trong đợt 1, đánh giá kết quả thực hiện vào cuối đợt giám sát và yêu cầu Nhà máy thực hiện các nội dung liên quan để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tiếp theo.

Tổng cục Môi trường cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường các lưu vực sông trong năm 2022 và trong thời gian tới. Theo đó, Tổng cục sẽ tiếp tục rà soát, đề xuất dự án triển khai khắc phục ô nhiễm sông Cầu tại mỗi địa phương trong đó tập trung trước mắt vào kiểm soát các cơ sở xả thải lớn, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và làng nghề; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chỉ tiêu tỷ lệ khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải tập trung, trong đó hướng đến việc thu gom, xử lý triệt để lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu đô thị, khu dân cư tập trung; nghiên cứu các giải pháp, phương án để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đối với khu vực dân cư phân tán; tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước làng nghề, các cơ sở sản xuất có nguồn thải ra sông; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất có lưu lượng thải lớn;...

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các đơn vị tham dự đã đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường, kế hoạch xử lý dứt điểm một số điểm nóng, khu vực ô nhiễm môi trường trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chỉ đạo Tổng cục Môi trường tập trung xây dựng quy định về tiêu chí để thống nhất áp dụng trên cả nước về việc đánh giá cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao cần thực hiện giám sát tăng cường hoặc được đưa ra khỏi danh sách giám sát, tăng cường hiệu quả, nhân rộng mô hình tổ giám sát có sự tham gia kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư, công khai việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường của cơ sở.

Thứ trưởng đề nghị Tổng cục Môi trường tăng cường việc ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát nguồn thải thông qua việc xây dựng, nâng cấp cơ sở dữ liệu để khai thác nhanh chóng thông tin nguồn thải, số liệu quan trắc tự động, cảnh báo sự cố, xây dựng các bản đồ phân bố nguồn thải để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý môi trường.
 
(VEA)