Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường của các nguồn thải
Tin tức - Sự kiện 17/12/2024
Theo UBND TPHCM, Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường là một trong 13 đề án, chương trình thuộc Chương trình đột phá phát triển hạ tầng TPHCM và có sự gắn kết chặt chẽ với các Đề án, chương trình khác. Vì vậy, các nhiệm vụ được các sở, ngành và địa phương chủ trì, quan tâm thực hiện. Đặc biệt, tất cả UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện cũng đã lồng ghép việc thực hiện Chương trình vào các công tác của địa phương; xây dựng kế hoạch và phân công, bố trí nguồn nhân lực thực hiện cụ thể ở quận, xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực phục vụ cho công tác này còn hạn chế.
Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên môi trường hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý môi trường, công tác tiếp nhận thông tin phản ánh người dân về vấn đề môi trường, thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường, quản lý dữ liệu nguồn thải, truyền thông về bảo vệ môi trường…
Mặt khác, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng được lãnh đạo các cấp, các ngành chú trọng, thu hút được nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu. Các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, tổ chức tôn giáo, các chuyên mục báo chí, đài phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử của các Sở ngành có sự phối hợp, hỗ trợ tích cực công tác tuyên truyền triển khai Chương trình đến người dân, phát huy vai trò của người dân trong giám sát, góp ý và phản hồi và tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương.
Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với nhiều cải cách thể chế môi trường phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường trong tình hình mới, từ hoạch định chính sách đến tổ chức, giám sát thực hiện; cải cách thủ tục hành chính; đồng bộ và pháp lý hóa các công cụ quản lý môi trường, kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động gây ô nhiễm môi trường; thúc đẩy giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng tái chế chất thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
TP luôn triển khai thường xuyên công tác thanh, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền nhằm giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường của các nguồn thải, góp phần ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn.
Ngoài ra, nguồn kinh phí triển khai các nhiệm vụ, đề án thực hiện Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020-2030 được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tạo điều kiện các địa phương chủ động triển khai các hoạt động theo phân cấp. Bên cạnh đó, để thực hiện kịp thời hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình đề ra thì TP cũng đã và đang chú trọng huy động các nguồn lực hỗ trợ trong và ngoài nước, đặc biệt nguồn vốn, hỗ trợ ngoài ngân sách để thực hiện đầu tư các giải pháp công trình như: Đầu tư thùng rác, nhà vệ sinh công cộng, nhà máy xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nhà máy xử lý nước thải đô thị,..
TIN LIÊN QUAN
- Về việc dừng việc thực hiện Kế hoạch xét tuyển viên chức năm 2024 của Trung tâm Công nghệ và Dữ liệu kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuộc họp chuyên gia nhằm đề xuất, chia sẻ, những giải pháp, sáng kiến kỹ thuật, tài chính, đề xuất giải pháp về cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm sớm ngăn chặn, khắc phục được tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn hiện nay.
- Lễ phát động “Tết trồng cây - Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, mừng xuân Ất Tỵ năm 2025
- Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường
- Thư chúc mừng năm mới Xuân Ất Tỵ 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước một số lưu vực sông.
- Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì buổi làm việc với các cơ quan chuyên môn để triển khai kế hoạch trong công tác phối hợp với Đoàn Giám sát tối cao của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”
- TPHCM quản lý chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các chung cư