TPHCM quản lý chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các chung cư
Tin tức - Sự kiện 17/12/2024
Theo đó, UBND TPHCM giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn TP theo quy định.
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn và các đơn vị liên quan để đảm bảo cấp nước an toàn cho người dân sử dụng và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn TP. Mạng lưới cấp nước phải đảm bảo an toàn và độ tin cậy về lưu lượng, áp lực, chất lượng nước theo yêu cầu sử dụng.
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn đảm bảo chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do đơn vị cung cấp; mạng lưới cấp nước phải đảm bảo an toàn và độ tin cậy về lưu lượng, áp lực, chất lượng nước theo yêu cầu sử dụng. Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện và TP Thủ Đức, UBND phường xã, thị trấn truyền thông, vận động người dân sử dụng nước sạch, hạn chế khai thác và sử dụng nước ngầm, nguồn nước không đảm bảo chất lượng.
UBND quận, huyện, TP Thủ Đức chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hằng năm cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn quản lý theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BYT của Bộ Y tế và các quy định có liên quan, trong đó, phải đảm bảo đầy đủ đối tượng giám sát theo quy định (bể chứa nước tại các chung cư, khu vực chứa nước tập trung trên địa bàn quản lý…).
Đồng thời hướng dẫn Ban quản lý, Ban quản trị chung cư ban hành quy trình súc xả bể chứa và chế độ kiểm tra chất lượng nước định kỳ. Trường hợp các chung cư không có Ban quản lý, Ban quản trị thì Tổ tự quản của chung cư cần có phương án phân công nhân sự thực hiện quy trình súc xả bể chứa và thực hiện kiểm tra chất lượng nước định kỳ theo quy định. Thực hiện rà soát và củng cố lại toàn bộ quy trình kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện các hình thức truyền thông về sử dụng nước sạch để đảm bảo sức khỏe cho người dân khi sử dụng.
Ngoài ra, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý, kiến nghị xử lý các trường hợp không tuân thủ theo quy định pháp luật gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân đối với hoạt động cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn quản lý.
TIN LIÊN QUAN
- Về việc dừng việc thực hiện Kế hoạch xét tuyển viên chức năm 2024 của Trung tâm Công nghệ và Dữ liệu kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức cuộc họp chuyên gia nhằm đề xuất, chia sẻ, những giải pháp, sáng kiến kỹ thuật, tài chính, đề xuất giải pháp về cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm sớm ngăn chặn, khắc phục được tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn hiện nay.
- Lễ phát động “Tết trồng cây - Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, mừng xuân Ất Tỵ năm 2025
- Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường
- Thư chúc mừng năm mới Xuân Ất Tỵ 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách tăng cường công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước một số lưu vực sông.
- Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy chủ trì buổi làm việc với các cơ quan chuyên môn để triển khai kế hoạch trong công tác phối hợp với Đoàn Giám sát tối cao của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”
- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường của các nguồn thải